Gần gũi con cái là mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ. Nhưng nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết nên làm thế nào để gần gũi con cái?
Nội dung bài viết
- 1 Lắng nghe. Cảm thông. Chỉ khuyên răn khi thực sự cần thiết.
- 2 Luôn sẵn sàng mỗi khi con muốn nói chuyện.
- 3 Luôn chào đón những người bạn của con.
- 4 Dành ra khoảng thời gian cố định mỗi ngày cho gia đình là biện pháp tốt để gần gũi con cái.
- 5 Khi con lớn lên và muốn có không gian riêng tư, không có nghĩa là con không còn gắn bó với bạn nữa
- 6 Gia sư Thanh Hóa
- 7 Thêm một vài thông tin hữu ích
- 8 Thông tin cần tham khảo thêm
Lắng nghe. Cảm thông. Chỉ khuyên răn khi thực sự cần thiết.
Đôi khi, lời khuyên của bạn dẫu có đúng đến đâu cũng không có tác dụng. Bất cứ khi nào chúng ta tỏ ra “người lớn” và đưa ra những lời khuyên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cho rằng con không thể tự giải quyết vấn đề của mình. Do vậy, thay vì khuyên răn, hãy cứ lắng nghe. Rồi bạn sẽ thấy con sẽ tự động mở lòng kể cho mình nghe nhiều điều hơn. Cũng đừng để bụng hay bực mình mỗi khi trẻ tỏ ra là con chưa muốn nói chuyện. Đôi khi con chỉ muốn được để yên để trò chuyện với bạn bè. Trẻ cũng cần có không gian riêng (nằm trong giới hạn an toàn) giống như người lớn vậy.
Luôn sẵn sàng mỗi khi con muốn nói chuyện.
Đối với nhiều đứa trẻ tuổi teen, thời điểm “sẵn sàng nói chuyện” rất có thể sẽ là tối muộn hay thậm chí nửa đêm. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết được thời điểm trẻ thích nói chuyện. Đó là vào khoảng nửa đêm, trẻ thường có xu hướng mở lòng hơn rất nhiều so với bình thường. Hầu hết trẻ ở tuổi này đều hành động theo ngẫu hứng. Trẻ không thích tuân theo những lịch trình đã được sắp đặt trước. Do vậy, việc ép con phải nói chuyện với mình chỉ càng làm chúng ngao ngán hơn.
Con sẽ chia sẻ khi con thực sự có nhu cầu tâm sự. Đặc biệt là khi cha mẹ có thể cho con thấy được mình là người biết lắng nghe. Nhưng đừng cố bắt con phải chia sẻ theo ý bạn. Điều quan trọng nhất của sự “hiện diện”, không phải là lúc nào cũng phải có mặt. Điều quan trọng là khiến trẻ cảm nhận được sự hiện diện của bạn về mặt tinh thần. Hiểu rằng bạn sẽ luôn ở đó nếu con cần giúp đỡ. Nếu trẻ không cảm nhận được sự chia sẻ từ phía cha mẹ, các em sẽ có xu hướng tìm kiếm những người khác. Có khi những cách khác để giải tỏa mỗi khi có tâm sự. Khi đó, chúng ta sẽ bị mất đi sự kết nối với con.
Luôn chào đón những người bạn của con.
Muốn gần gũi con cái thì sự quan tâm đến bạn của con là quan trọng. Hãy để ngôi nhà của bạn trở thành nơi có thể chào đón tất cả những người bạn của con. Kể cả khi có một vài đứa trẻ cá nhân bạn không thích. Ở lứa tuổi mới lớn, con thường hay thích dẫn bạn bè về nhà. Và thông thường, khi dẫn bạn về nhà. Con sẽ có thể nhìn thấy một khía cạnh khác của bạn mà ở trường con không thể thấy. Cả bạn cũng vậy, có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ về đứa trẻ đó và xoá bỏ đi định kiến bạn đầu.
Điều quan trọng nhất, nếu bạn thoải mái hơn khi cho phép con đưa bạn về nhà. Con sẽ có xu hướng dành thời gian ở nhà nhiều hơn. Nhờ vậy, cha mẹ sẽ dễ dàng hiểu con hơn xem con đang làm gì. Con thích gì, quan tâm tới điều gì và thậm chí, có thể “góp vui” vào những cuộc trò chuyện của con. Đây là cách giúp gần gũi con cái tốt hơn.
Dành ra khoảng thời gian cố định mỗi ngày cho gia đình là biện pháp tốt để gần gũi con cái.
Cố gắng tạo ra những cơ hội để có thể dành thời gian cùng con. Đó có thể là những việc đơn giản như đi chợ, đi mua sắm, tham gia các sự kiện thể thao, đi xem phim hay đi du lịch cùng nhau… Dù là chỉ năm phút trước giờ đi ngủ hay khoảng thời gian cùng con rửa chén sau bữa ăn tối. Hãy cố gắng trò chuyện và kết nối với con mỗi ngày.
Trẻ thường sẽ có xu hướng tận dụng khoảng thời gian ở cùng bố mẹ để kể về những điều đang khiến em phiền não. Đừng hy vọng con sẽ tự nhiên chủ động tâm sự hay chia sẻ với mình. Nhưng ít nhất, khi thấy được rằng cha mẹ đang cố gắng dành thời gian để hiểu con hơn. Con sẽ dần mở lòng mình hơn.
Khi con lớn lên và muốn có không gian riêng tư, không có nghĩa là con không còn gắn bó với bạn nữa
Nếu cha mẹ có thể cho con sự riêng tư để được là chính mình và được trở thành người mà con mong muốn. Thay vì người mà cha mẹ mong muốn, con sẽ có thể phát triển tự nhiên và xây dựng cho bản thân tính độc lập mà không làm phiền cha mẹ.
Ở tuổi mới lớn, trẻ thường cố gắng tìm kiếm sự độc lập và thích tự mình làm mọi thứ. Sự hiện diện của cha mẹ, với tình thương và sự quan tâm, nên là chỗ dựa để con có thể thư giãn và thoải mái thể hiện bản thân. Bằng cách đó, chúng ta có thể khiến trẻ hiểu rằng, không phải bố mẹ bắt con “phải biết tự lập”. Mà là bố mẹ cho con “có quyền tự lập” để con được trưởng thành hơn.
Trên đây là các kinh nghiệm đúc rút từ học vấn và thực tiễn giúp gần gũi con cái.
Gia sư Thanh Hóa
Phụ huynh và học sinh muốn tìm một gia sư giỏi đừng ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.
Nếu cần gấp phụ huynh có thể Gọi điện 0814369567, Chat facebook, Chat zalo bằng cách ấn vào các nút trên Website này vào mọi khung giờ thời gian. Chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ các quý vị PHỤ HUYNH và HỌC SINH.
Thêm một vài thông tin hữu ích
- Làm thế nào để theo sát quá trình học tập của con?
- Cách học tốt tiếng anh lớp 6
- Nguyên nhân khiến học sinh lớp 6 lười học ba mẹ cần biết
- Những điều cần biết để thi Học viện An ninh.
- Kinh nghiệm giải những bài toán khó lớp 12.
- Luyện thi đại học - 5 bước giúp học sin tự tin chinh phục mọi dạng bài.
- Môn toán lớp 3 - đôi điều phụ huynh cần biết
- Cách cải thiện thành tích học tập của con
- Muốn trẻ thích học, cha mẹ cần làm gì?
- Học tiếng Anh với người nước ngoài - đôi điều cần biết.
Thông tin cần tham khảo thêm
- Thi chuyên lý THPT Lam Sơn thì có cần học toán nâng cao không?
- Cách giúp con tập trung khi học tập
- Biện pháp tốt nhất để thi vào lớp 10 đạt điểm cao
- Kinh nghiệm học giỏi môn Ngữ văn
- Bố nên dạy con trai những gì?
- Kinh nghiệm ôn thi IELTS đạt điểm cao cả 4 kĩ năng
- Những điều cha mẹ mong muốn ở con
- Giúp học sinh nắm chắc trọng tâm kiến thức Tiếng Anh lớp 6
- Khi một đứa trẻ bị bố mẹ đánh mắng...
- Những lưu ý khi dạy con trưởng thành