Giảm áp lực cho con tuổi dậy thì, cha mẹ cần làm gì?

gia sư thanh hóa

Giảm áp lực cho con là một điều mà mọi phụ huynh và học sinh đều mong muốn. Để giảm áp lực cho con, cha mẹ cần có rất nhiều việc phải làm.

Áp lực tuổi học sinh do đâu mà có?

Ở độ tuổi dậy thì thường rất dễ bị STRESS bởi những vấn đề xung quanh cuộc sống. Khi rơi vào trạng thái stress, các con sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo âu. Thậm chí còn có thể dẫn đến trầm cảm. Trong độ tuổi nhạy cảm này, con cái thường phải chịu nhiều áp lực không khác gì người lớn.

Áp lực từ CHA MẸ:

Luôn bị “chỉnh”, quát mắng, bị cho là kém cỏi, bị so sánh với bạn bè,… Khiến con cũng loay hoay chẳng biết phải như thế nào cho đúng. Việc cha mẹ áp đặt suy nghĩ mình để ép con phải đạt được kỳ vọng khiến con con áp lực. Từ đó dần hình thành nên tâm lý tiêu cực.

Áp lực từ BẠN BÈ:

Tuổi này các con không còn chơi vô tư như khi còn Tiểu học mà bắt đầu biết tẩy chay. Các nhóm bạn thường chê bai, nói xấu, thích thể hiện bản thân hoặc cảm thấy không hợp. Có những học sinh lạc lõng, thấy khó để hòa nhập,… Con luôn nhạy cảm đến mức thu mình hoặc gai góc đến bất cần. Sau đó là sự tổn thương âm ỉ mà bị mất đi niềm vui trong chính con.

Áp lực từ HỌC TẬP:

Bài vở quá nhiều từ trên trường lớp đến mọi chỗ học thêm…. Từ cơ bản đến phải nâng cao… khiến cho cả ngày, cả tuần con không có thời gian ngơi nghỉ… Não bộ cứ căng mãi mà chẳng có thời gian đàn hồi… Càng học càng thấy thụ động đi, càng học càng thấy chây ì và không thấy hứng thú học tập. Thay vào đó là sự sợ hãi hoặc ác cảm hoặc muốn giải thoát…

ÁP LỰC TỪ CHÍNH CON:

Bản thân con luôn dễ cảm thấy ấm ức, dễ tức giận, dễ thấy không phục. Dễ thấy mọi thứ không theo ý mình, muốn thể hiện mình trong sự gồng mình vụng về loay hoay. Muốn được công nhận như mình nghĩ, muốn nhàn hạ chỉ biết chơi mà không phải làm không phải học… Thất bại từ trong mong muốn cộng thêm sự tức giận mà không thấu hiểu của cha mẹ, thầy cô… Khiến con cứ sống trong sự thấy bất công, thấy bất lực… mà không chịu nhìn nhận đúng sai…

Vậy cha mẹ chúng ta nên làm gì để giảm áp lực cho con?

HÃY NGHE CON NÓI ĐỪNG CỨ PHẢI NÓI TRƯỚC MỚI THỎA MÃN SỰ HIỂU BIẾT CỦA MÌNH

Cái tôi của con lớn nhưng suy nghĩ của con còn non nớt lắm vì mới chỉ dừng lại ở sự bắt đầu thực hành để trải nghiệm thực tế. Vì vậy nếu con muốn thể hiện nó thì thay bằng phủ nhận, chê bai, thậm chí quát mắng. Cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe con để con được giải tỏa cái sự bí bách muốn thể hiện. Để con giải tỏa cho bằng hết cái lối suy nghĩ có thể sai, có thể không giống ai của con.

HÃY THẤU HIỂU CON ĐỪNG ÁP ĐẶT ĐỂ THỎA MÃN CÁI QUYỀN CỦA MÌNH

Không có ai đúng hay ai sai, kể cả cha mẹ hay con cái. Bởi đơn giản nó là suy nghĩ, quan điểm, mong muốn riêng của mỗi người. Vì vậy thay bằng bắt con phải nghe, áp con phải làm theo ý mình, cấm con được cãi lệnh… Cha mẹ cứ LẮNG NGHE và hãy THẤU HIỂU con thật nhiều bằng sự bình tĩnh trấn an, bình tĩnh công nhận, bình tĩnh phân tích nhẹ nhàng trong định hướng để con vẫn có cái quyền tự quyết định nhưng trên cơ sở đúng đắn từ chính kinh nghiệm của cha mẹ.

ĐỪNG BAO GIỜ THÁCH ĐỐ CON

Khi cao trào của cái tôi không được công nhận thì với các câu nói “Mày nghỉ học đi – con sẽ có thể nghỉ” hoặc “Mày chết đi – con cũng có thể làm vậy” hoặc “Mày muốn bố mẹ chết không – con có thể cũng nghĩ vậy”. Những cách nói khiến cho cái đầu của con nó cứ căng ra và bất cần hoặc cam chịu… rồi nó lại muốn bung ra, muốn bùng nổ để thoát hết sự khó chịu đến tột cùng bên trong mà mất phương hướng. Hãy nói những câu nói TÍCH CỰC tạo động lực và tin vào con kể cả con có đang sai cha mẹ nhé!

Gia sư Thanh Hóa

Phụ huynh  và học sinh muốn tìm một gia sư giỏi đừng ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Nếu cần gấp phụ huynh có thể Gọi điện 0814369567, Chat facebook, Chat zalo bằng cách ấn vào các nút trên Website này vào mọi khung giờ thời gian. Chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ các quý vị PHỤ HUYNHHỌC SINH.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *