Phân tích những kỉ niệm tuổi thơ trong Bài thơ Bếp lửa của Hoàng Việt.
Nội dung bài viết
A. MỞ BÀI
– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
B. THÂN BÀI
a) Khổ thơ thứ hai.
– Hoàn cảnh:
+ Đất nước đang trong nạn đói khủng khiếp, dai dẳng năm 1945: nhà thơ dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi”.
+ Gia đình: cháu lên 4 tuổi đã quen với mùi khói bếp, quen với đói khổ, cơ cực của đất nước. Bố đi đánh xe “khô rạc ngựa gầy”.
– Ấn tượng, cảm xúc của nhà thơ:
+ Nhớ khói “hun nhèm mắt”, xộc vào mũi cho thấy được sự tăm tối, cơ cực trong những ngày đói.
+ Cảm xúc của quá khứ khiến cháu suy nghĩ “đến giờ sống mũi còn cay” vừa thể hiện mùi vị quen thuộc đồng thời thể hiện sự chua xót vì tuổi thơ cay đắng, đói khổ vô cùng.
b) Khổ thơ thứ ba
– Hoàn cảnh:
+ Đất nước: đang kháng chiến trường kỳ, 9 năm chống thực dân Pháp.
+ Gia đình: cha mẹ đi công tác chưa về; con thơ không được sự chăm sóc, tình yêu thương của ba mẹ; bà không có chỗ dựa tuổi già.
=> Quãng thời gian đằng đẵng mà chỉ có hai bà cháu cùng với ngọn lửa.
– Ấn tượng, cảm xúc:
+ Tiếng chim tu hú xuất hiện tới 4 lần ở đoạn mở đầu và kết thúc được miêu tả “kêu trên đồng xa” thể hiện sự hoài niệm, tha thiết.
=> Đó vừa là tiếng chim gần gũi, quen thuộc của làng quê gợi về những kỷ niệm, ký ức tuổi thơ.
=> Sử dụng biện pháp nhân hóa và câu cảm thán cho thấy đây cũng vừa là tiếng lòng người, thể hiện cho sự xót thương, bé bỏng, thiệt thòi nhỏ bé, u buồn.
+ Hình ảnh người bà luôn đi liền với cháu: “cháu cùng bà nhóm lửa”, “bà dạy cháu làm”, “bà chăm cháu học”…. Thể hiện sự gắn bó, quấn quýt không rời giữa bà với cháu. Bà vừa là thầy, vừa là cha mẹ dạy bảo cháu từ việc học đến việc nhà. Bà đã cố gắng hết mình để bù đắp những thiệt thòi mà cháu gặp phải trong những năm kháng chiến. Bà là chỗ dựa vật chất và là tinh thần, trụ cột của gia đình.
c) Khổ thơ thứ 4
– Hoàn cảnh:
+ Đất nước: giặc đốt làng “cháy tàn cháy rụi” ngọn lửa hung tàn, hủy diệt mọi thứ của chiến tranh; dân làng “trở về lầm lụi”, lặng lẽ chịu đau đớn và kiên cường chống chọi lại mọi thứ.
+ Nhà bị đốt cháy, bà con đỡ đần dựng lại “túp lều tranh” => Sáng lên vẻ đẹp của tình làng nghĩa xóm.
– Ấn tượng, cảm xúc: Lời dặn của bà: bố ở chiến khu, đi làm việc của đất nước; “nhà vẫn bình yên”. Lời dặn của bà bình dị, gần gũi như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Thể hiện bà là người mang phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng, luôn đặt việc nước lên trên việc nhà.
d) Khổ thơ thứ 5
– Bếp lửa bà nhen: hình ảnh gần gũi, thân thuộc dù ở hoàn cảnh nào bà vẫn làm công việc đó, thể hiện ý chí kiên cường
– Hình ảnh “ngọn lửa” trong lòng bà luôn ấp ủ => Lòng bà luôn ấm áp tình thương, chan chứa niềm tin vào sự sống, tương lai.
C. KẾT BÀI
– Khái quát lại nội dung của tác phẩm Bài thơ Bếp lửa
– Liên hệ, mở rộng.
Gia sư Thanh Hóa
Phụ huynh và học sinh muốn tìm một gia sư giỏi đừng ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.
Nếu cần gấp phụ huynh có thể Gọi điện 0814369567, Chat facebook, Chat zalo bằng cách ấn vào các nút trên Website này vào mọi khung giờ thời gian. Chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ các quý vị PHỤ HUYNH và HỌC SINH.