- Thực trạng.
Sau khi nhận nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Toán khối lớp 6 dạy tôi đã tiến hành điều tra cơ bản thì thấy:
Số học sinh lười học bài, lười làm bài tập chiếm khoảng 85%; số học sinh yêu thích môn Toán chiếm khoảng 15%.
Kiểm tra khảo sát chất lượng bộ môn đầu năm.
Lớp | Tổng số HS | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
6A1 | 26 | 1 | 3.8 | 4 | 15.4 | 10 | 38.5 | 7 | 26.9 | 4 | 15.4 |
6A2 | 20 | 1 | 5.0 | 2 | 10.0 | 8 | 40.0 | 5 | 25.0 | 4 | 20.0 |
K6 | 46 | 2 | 4.3 | 6 | 13.0 | 18 | 39.2 | 12 | 26.1 | 8 | 17.4 |
Chất lượng học tập môn Toán chưa cao, các em chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa có kế hoạch về thời gian hợp lý khi tự học ở nhà.
Còn ham chơi, học còn mang tính chất để lấy điểm, chưa hiểu sâu kiến thức toán học, không tự ôn luyện một cách thường xuyên có hệ thống.
Trong lớp chưa thật tập trung chú ý vào bài giảng của thầy cô chưa chịu đào sâu suy nghĩ để phát triển ra các kiến thức mới.
Chưa biết sử dụng đúng sách giáo khoa, sách nâng cao vừa sức, còn hiện tượng dấu dốt không chịu học hỏi bạn bè.
Để khắc phục những tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh và làm cho học sinh yêu thích môn Toán hơn. Tôi đã tiến hành các biện pháp giáo dục dưới đây:
- Giải pháp.
2.1. Tự giác trong học tập.
Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà trước hết cần phải xác định cho các em ý thức học tập tự giác. Cụ thể học tập vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ; vừa là học vừa cũng là chơi vì chơi để mà học, học để mà chơi. Không câu nệ, gò bó các em, bắt các em phải học nhiều bằng cách ra nhiều câu hỏi và bài tập. Giáo viên chỉ nên ra những câu hỏi trọng tâm, bài tập đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng đáp ứng với yêu cầu nội dung bài giảng là đủ. Như vậy tự học ở nhà, rèn luyện cho các em thói quen độc lập suy nghĩ, không lùi bước trước những câu hỏi khó, bài tập khó.
2.2. Cách học bài ở nhà:
– Trước hết học sinh cần phải có phong cách khoa học trong học tập, tự rèn luyện cho mình các thói quen tốt sau đây:
- a) Thói quen tập trung chú ý: nếu khi học các em biết tập trung chú ý thì hiệu suất học tập sẽ cao hơn, tránh vừa học vừa xem tivi, vừa nghe nhạc…
- b) Thói quen làm việc theo thời gian biểu:
Là học sinh biết tập cho mình tự lên thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần, từng tháng… việc lên thời gian biểu như thế giúp các em hình dung được các công việc phải làm và có phương án cụ thể điều chỉnh hợp lí khi cần thiết, phải tập được thói quen giờ nào việc ấy. Việc hôm nay không để đến ngày mai.
- c) Thói quen học nhẩm trong não (tưởng tượng).
– Giáo viên cần hướng dẫn học sinh học bài ở nhà theo trình tự:
+ Những kiến thức thu nhận được ở lớp cần phải được tái diễn trong bộ nhớ
Bằng cách hồi tưởng lại những gì nghe thấy. Học sinh cần 9, 10 phút để hình dung lại toàn bộ nội dung bài giảng.
Khi học sinh hồi tưởng lại lần hai góp phần hiểu và nhớ thêm một lần nữa, do mới học xong nên nhớ được hầu hết các nội dung bài giảng trên lớp giúp học sinh thuộc nhanh hơn, từ đó không tốn thời gian. Cuối cùng ghi chú lại bằng sơ đồ hoặc tóm tắt nội dung chính vào sổ tay toán học cho riêng mình.
- d) Thói quen đọc sách giáo khoa, và nghiên cứu sách giáo khoa trước khi đến lớp.
Để chủ động trong học tập, học sinh nên bớt chút thời gian đọc trước nội dung sắp học, sơ bộ nắm được ý chính, cơ bản đến khi học, học sinh chủ động hơn khi tham gia chiếm lĩnh kiến thức ở trên lớp.
2.3. Cách làm bài tập:
Để giải bài tập toán ở nhà, trước hết ta cần đọc kĩ đề bài, phân tích và xác định bài tập cần sử dụng định lí nào, công thức hay khái niệm gì? Đồng thời có thuộc kiểu dạng nào, giống hay không giống các bài tập đã học, hay ví dụ trong bài giảng trên lớp. Từ những kiến thức đã lĩnh hội, ta mới áp dụng để đưa ra quyết định giải pháp cụ thể đối với bài tập đã cho. Với những bài toán khó quá, không giải được ta cần đọc thêm sách tham khảo, hỏi bạn bè, thầy cô giáo để tìm hướng giải quyết, không nên chép lời giải của sách giáo khoa, hay cách làm của ai đó mà phải tự mình nghiên cứu suy nghĩ phát hiện cách giải của bài toán. Sau khi giải xong đặt câu hỏi xem có cách nào khác hay hơn, ngắn gọn hơn cách đã giải, đồng thời thử đề xuất một bài toán tương tự như bài tập đã làm. Cuối cùng ghi cách giải hay, độc đáo vào sổ tay toán học riêng của mình.
2.4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà:
Cụ thể đối với bài học “Tập hợp – Phần tử của tập hợp” sách giáo khoa toán 6 tập một.
Khi các em hồi tưởng lại, để nhớ kĩ lí thuyết, tức là phải biết được: tập hợp, kí hiệu tập hợp, nhận biết phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp; số lượng phần tử của tập hợp, sau đó vận dụng vào làm bài tập được giáo viên ra về nhà dưới hình thức “ phiếu học tập”.
Phiếu học tập
Câu 1: Hãy cho một ví dụ về tập hợp. Hãy cho một ví dụ về tập hợp số.
Câu 2: Cho biết số phần tử của mỗi tập hợp câu trên. Khi đó, chỉ ra một phần tử không thuộc tập hợp đó.
Câu 3: Cho biết cách viết tập hợp, có thể viết tập hợp đã chỉ ra ở câu trên theo những cách nào? Hãy minh hoạ.
Câu 4: Làm bài tập 1, trang 6 SGK.
Câu 5: Bạn Bình nói : Tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là: . Theo em bạn Bình nói đúng hay sai? Tại sao?
Câu 6: Làm bài tập 3, trang 6 SGK.
Câu 7: Làm bài tập 4, trang 6 SGK.
Câu 8: Làm bài tập 5, trang 6 SGK.
Câu 9: Nối mỗi dòng ở cột bên trái với mỗi dòng ở cột bên phải trong bảng sau, để được khẳng định đúng.
1.Tập hợp còn có các cách viết khác là | a) { 1; 2; 3; 4; 5; 6 } |
2. Tập hợp còn có cách viết khác là | b) {0; 1; 2; 3; 4; 5} |
3. Tập hợp còn có cách viết khác là | c){ 2; 3; 4; 5; 6} |
4. Tập hợp còn có cách viết khác là | d) {0; 2; 4; 6; 8 } |
Câu 10: Cho hai tập hợp: A = {2; 3; 4; 5; 6}; B = {0; 2; 4; 6}. Điền dấu x vào ô trong bảng sau, sao cho câu trả lời là đúng.
Câu | Đúng | Sai |
1. Số 2 không thuộc cả hai tập hợp đã cho | ||
2. Số 6 thuộc tập hợp A và số 6 cũng thuộc tập hợp B | ||
3. Các số 2, 4, 6 đồng thời thuộc hai tập hợp đã cho | ||
4. Số 3 chỉ thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B | ||
5. Không có số nào thuộc tập hợp B mà không thuộc tập hợp A | ||
6. Số 0 thuộc tập hợp B, còn số 5 không thuộc tập hợp A |
___________________________
Phụ huynh và học sinh muốn tìm một gia sư giỏi đừng ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.
Nếu cần gấp phụ huynh có thể Gọi điện 0814369567, Chat facebook, Chat zalo bằng cách ấn vào các nút trên Website này vào mọi khung giờ thời gian. Chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ các quý vị PHỤ HUYNH và HỌC SINH.
Thêm một vài thông tin hữu ích
- Phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
- Cách ôn tập kiến thức trong kì nghỉ
- 5 nguyên tắc vàng để học giỏi toán
- Muốn thành công trong học tập nhất định cần thực hiện 10 bước này
- Các phương pháp nuôi dạy con thông minh của Gia sư giỏi tại Thanh Hóa
- Thuê giáo viên, sinh viên dạy kèm lớp 12 tại nhà ở Thanh Hóa
- Kinh nghiệm cho phụ huynh cần tìm gia sư lớp 12 dạy kèm Toán, Lí, Hóa lớp 12 tại nhà ở Thanh Hóa
- Gia sư dạy kèm lớp 12 uy tín nhất Thanh Hóa hiện nay
- Gia sư lớp 12 chất lượng tại Thanh Hóa
- Tìm gia sư lí lớp 11 như thế nào cho hiệu quả?
Thông tin cần tham khảo thêm
- Để học tốt ngoại ngữ cần thực hiện tốt các nguyên tắc này
- Các biện pháp giúp học sinh tự học tốt môn Tiếng Anh
- Muốn con thông minh, hãy áp dụng 9 biện pháp dạy này
- Tại sao cha mẹ cần thuê gia sư tiểu học cho con?
- Khi nào thì cha mẹ cần thuê gia sư tiểu học ở Thanh Hóa cho con?
- Lợi ích của việc tìm gia sư tiểu học chất lượng ở Thanh Hóa
- Gia sư ôn thi vào lớp 10 giỏi ở Thanh Hóa cần những tiêu chí nào
- Gia sư ôn thi Đại học giỏi nhất Thanh Hóa
- Lợi ích của việc thuê gia sư Mầm non ở Thanh Hóa
- Gia sư môn Vật lí chất lượng tốt nhất Thanh Hóa